• Bài thuốc hay
  • Bài thuốc Đông y và dân gian hỗ trợ chữa đau dạ dày
  • GIÁ LIÊN HỆ
  • Đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa phổ biến, ước tính khoảng 7% dân số Việt Nam. Đau dạ dày xảy ra chủ yếu là do tình trạng tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày gây nên.

    Thông thường, đau dạ dày xuất hiện các triệu chứng ban đầu như khó chịu, ợ chua, đầy hơi,… Tuy nhiên sau đó, những cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ và kéo dài ở vùng xung quanh rốn, thậm chí lan rộng ra, di chuyển xuống vùng bụng bên phải khi đau nặng hơn.

    Bệnh đau dạ dày có thể được chia làm 4 cấp độ và tiến triển thành ung thư nguy hiểm đến sức khỏe:

    Đau dạ dày.
    Viêm dạ dày mạn tính.
    Viêm loét dạ dày tá tràng.
    Ung thư dạ dày.
  • Gọi ngay: 0964.302.479
    Chat ngay:
  • Hoặc để lại SĐT để được tư vấn miễn phí

1. Miễn phí giao nội thành (Bán kính 7km).

2. Giảm ngay 30k khi đặt thuốc online trên 500.000đ (không áp dụng song song với chương trình giảm giá khác và các ngày lễ, Tết...)


 
Cam kết
Thuốc nguồn gốc tự nhiên 100%
Giao nhanh
Giao nhanh từ 60 phút
Miễn phí
Tư vấn liệu trình điều trị miễn phí
Hỗ trợ  bệnh nhân nghèo
Luôn có chương trình đặc biệt cho bệnh nhân khó khăn.
Thông tin sản phẩm

Một số bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày

Để làm giảm triệu chứng đau dạ dày, bạn có thể tham khảo và áp dụng cách bài thuốc dân gian dưới đây:

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ nghệ và mật ong

Nghệ kết hợp với mật ong được xem là bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả và được áp dụng nhiều nhất.

Curcumin trong nghệ và mật ong đều có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm có thể giúp chữa lành vết loét và những tổn thương trong dạ dày. Đồng thời curcumin còn giúp cân bằng axit dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa và giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

  • Nguyên liệu: 120g bột nghệ tươi, 60g mật ong nguyên chất.
  • Cách làm: Trộn đều 2 nguyên liệu với nhau, se thành các viên nhỏ khoảng 5g và bảo quản trong hũ thủy tinh kín.
  • Cách dùng: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên trong vòng 7 - 10 ngày khi bị đau dạ dày nhẹ, mới phát. Trường hợp đau dạ dày nặng, uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 3 viên liên tục từ 30 - 40 ngày hoặc đến khi khỏi bệnh.

Nghệ kết hợp với mật ong được xem là bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Nghệ kết hợp với mật ong được xem là bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ đậu rồng

Hạt đậu rồng rất giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể như protit, gluxit, lipid. Đồng thời chúng còn chứa nhiều chất xơ cùng men tiêu hóa tốt cho sự hoạt động của dạ dày.

  • Nguyên liệu: Hạt đậu rồng già.
  • Cách làm: Đem 12 hạt đậu rồng già nhai nát và uống với nước trước khi ăn sáng hoặc tán thành bột, pha uống mỗi ngày.
  • Cách dùng: Sử dụng hạt đậu rồng liên tục trong khoảng 2 tuần sẽ giúp triệu chứng đau dạ dày thuyên giảm nếu bị đau nhẹ. Với trường hợp bệnh nặng cần kiên trì áp dụng mới đạt hiệu quả tối ưu.

Hạt đậu rồng khi tiêu thụ tốt cho sự hoạt động của dạ dày

Hạt đậu rồng khi tiêu thụ tốt cho sự hoạt động của dạ dày

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ nha đam

Thành phần glycoprotein trong nha đam được biết đến là một chất kháng viêm tự nhiên, giúp giảm sưng, chữa lành và thu nhỏ vết loét trong dạ dày.

Hơn nữa, gel nha đam còn cung cấp nhiều vitamin và axit amin giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, đồng thời kích thích tiêu hóa, làm dịu kích ứng và giảm cảm giác đau rát trong dạ dày.

  • Nguyên liệu: Nha đam.
  • Cách làm: Gọt sạch vỏ 1 nhánh nha đam tươi. Sử dụng gel nha đam ép lấy nước hoặc có thể xắt nhỏ thành hạt lựu đem nấu với đường phèn.
  • Cách dùng: Bạn có thể uống nước gel nha đam ép trực tiếp hoặc ăn nha đam nấu đường phèn 3 – 4 lần/ngày, ăn cả nước và cái.

Glycoprotein trong nha đam là một chất kháng viêm tự nhiên, giúp giảm sưng, chữa lành vết loét trong dạ dày

Glycoprotein trong nha đam là một chất kháng viêm tự nhiên, giúp giảm sưng, chữa lành vết loét trong dạ dày

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ gừng

Gừng là loại gia vị có đặc tính kháng viêm, kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Đồng thời gừng có thể ức chế hoạt động co thắt của cơ trơn đường ruột, chống buồn nôn và làm dịu cơn đau dạ dày.

Ngoài ra, tiêu thụ gừng còn giúp giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ tái tạo những tổn thương trong niêm mạc ruột.

  • Nguyên liệu: 1 củ gừng, mật ong.
  • Cách làm: Nạo sạch vỏ và băm nhuyễn gừng, nấu với 200ml nước trong 5 phút. Sau đó, lọc lấy nước gừng và bỏ bã, để còn hơi ấm thì cho thêm mật ong vào.
  • Cách dùng: Uống hỗn hợp nước gừng và mật ong sau khi ăn sáng khoảng 30 phút giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày.

Mặc dù các bài thuốc dân gian từ gừng rất an toàn và thường không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, không phải mọi người đều sử dụng được mà còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe:

  • Không sử dụng với những người có biểu hiện xuất huyết dạ dày như nôn ra máu, phân đen hoặc đi ngoài ra máu hoặc phân đen vì gừng có thể làm tăng tình trạng chảy máu.
  • Người bị cảm nắng, đang sốt cao, cảm nắng cũng không nên dùng gừng.

Gừng là loại gia vị có đặc tính kháng viêm, giúp chống buồn nôn và làm dịu cơn đau dạ dày

Gừng là loại gia vị có đặc tính kháng viêm, giúp chống buồn nôn và làm dịu cơn đau dạ dày

4Một số bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày

Theo Đông y, đau dạ dày có những nguyên nhân và triệu chứng bệnh khác nhau. Do đó, việc điều trị đau dạ dày bằng Đông y cũng tùy thuộc vào từng thể bệnh.

Tỳ vị hư hàn

Đối với đau dạ dày do tỳ vị hư hàn, triệu chứng thường gặp gồm đau vùng thượng vị, mệt mỏi, đầy bụng, nôn nhiều, nôn ra nước trong, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng,... Tình trạng này có thể cải thiện và giảm bớt khi xoa bóp và chườm nóng.

Bài thuốc số 1: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm

  • Nguyên liệu: 16g hoàng kỳ, 12g đại táo, 8g mỗi vị gồm nhục quế, bạch thược, hương phụ và 6g mỗi vị gồm sinh khương, cao lương khương, cam thảo. Nếu có triệu chứng ợ hơi, đầy bụng thì thêm chỉ xác, mộc hương mỗi loại 6g. Trường hợp nôn ra nước trong thì thêm bán hạ chế, quế chi và phục linh 8g mỗi vị.
  • Cách làm: Mang các dược liệu trên sắc lấy nước uống hằng ngày.

Bài thuốc số 2: Hương sa lục quân tử thang

  • Nguyên liệu: 12g phục linh, đảm sâm, bạch truật, bán hạ 9g mỗi vị, 6g các vị gồm cam thảo, trần bì, mộc hương và sa nhân. Nếu người bệnh xuất hiện khí hư nhiều thì thêm 12g hoàng kỳ.
  • Cách làm: Mang tất cả dược liệu đem sắc chung, lấy nước uống.

Bài thuốc Hương sa lục quân tử thang được sử dụng cho tỳ vị hư hàn gây đau dạ dày

Bài thuốc Hương sa lục quân tử thang được sử dụng cho tỳ vị hư hàn gây đau dạ dày

Can khí phạm vị

Khi bị Can khí phạm vị trong Đông y thường xuất hiện những triệu chứng điển hình bao gồm đau hai bên sườn, chướng và đau bụng. Ngoài ra, những người mắc tình trạng này dễ nóng giận hay khó chịu, bụng cồn cào, nôn mửa, ợ chua, rêu lưỡi vàng,...

Bài thuốc số 1: Nhị trần thang gia giảm

  • Nguyên liệu: 12g phục linh, 8g mỗi vị sau trần bì, bán hạ, cam thảo, hoàng liên và ngô thù du.
  • Cách làm: Cho các nguyên liệu sắc với nước và uống hằng ngày.

Bài thuốc số 2: Tiêu dao tán gia giảm

  • Nguyên liệu: 12g các vị dược liệu gồm sài hồ, bạch thược, bạch linh, bạch truật, đương quy, 8g cam thảo và 3g sinh khương.
  • Cách làm: Sắc với nước tất cả các dược liệu trên, lấy nước uống hằng ngày.

Nhị trần thang gia giảm được dùng khi đau dạ dày do Can khí phạm vị

Nhị trần thang gia giảm được dùng khi đau dạ dày do Can khí phạm vị

Thể vị âm hư

Triệu chứng thường gặp khi đau dạ dày thể vị âm hư bao gồm đau âm ỉ vùng thượng vị, táo bón, chán ăn, lưỡi đỏ, miệng khô,…

Bài thuốc: Sa sâm mạch đông thang gia giảm

  • Nguyên liệu: 12g mỗi dược liệu sa sâm, mạch môn đông, thạch hộc, bạch nhược, 9g ngọc trúc và 6g cam thảo. Thêm 12g nga truật, 20g bán chi liên, 20g bạch hoa xà thiệt thảo vào nguyên liệu nếu niêm mạc dạ dày loạn sản ruột hay tăng sinh không điển hình. Trong trường hợp viêm dạ dày cấp và loét xuất huyết, có thể thêm 20g bồ công anh và 12g liên kiều.
  • Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm, thêm nước và sắc lấy nước uống hằng ngày.

Sa sâm mạch đông thang gia giảm sử dụng khi có triệu chứng đau vùng thượng vị của thể vị âm hư

Sa sâm mạch đông thang gia giảm sử dụng khi có triệu chứng đau vùng thượng vị của thể vị âm hư

5Một số món ăn bài thuốc hỗ trợ chữa đau dạ dày

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể bổ sung một số món ăn hỗ trợ điều trị đau dạ dày vào thực đơn hàng ngày của mình như:

Gà kho trần bì hương phụ

  • Nguyên liệu: 100g thịt gà cùng 20g trần bì, 15g hương phụ (sao dấm).
  • Cách làm: Mang trần bì, hương phụ sắc lấy nước bỏ bã. Sử dụng phần nước dược liệu kho với thịt gà đã rửa sạch đến khi cạn nước, cho thêm gừng tươi (đập vụn), hành, gia vị cho vừa miệng, đảo đều rồi tắt bếp.
  • Cách dùng: Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng đau loét dạ dày - tá tràng, đau vùng thượng vị, đau tức vùng ngực, đầy hơi chướng bụng và đau thần kinh liên sườn.

Gà kho trần bì hương phụ

Gà kho trần bì hương phụ

Cháo trần bì

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị 150g gạo tẻ và khoảng 15 - 20g trần bì.
  • Cách làm: Sắc hoặc hãm trần bì lấy nước. Đem phần nước trần bì nấu với gạo thành cháo và ăn. Có thể thêm chút đường, muối, gia vị tùy theo khẩu vị.
  • Cách dùng: Cháo trần bì được dùng cho người bị đầy bụng, đau quặn, buồn nôn, nôn,...

Bạn có thể sử dụng trần bì nấu cháo cho người đầy bụng, đau quặn,...

Bạn có thể sử dụng trần bì nấu cháo cho người đầy bụng, đau quặn,...

Siro phật thủ

  • Nguyên liệu: 15g phật thủ.
  • Cách làm: Rửa sạch và thái nhỏ phật thủ. Thêm đường trắng với liều lượng tùy khẩu vị và cho nước sôi hãm uống thay trà.
  • Cách dùng: Dùng cho bệnh nhân đau quặn bụng do đầy hơi trướng bụng (Phúc thống khí trệ).

Sử dụng siro phật thủ cho người đau quặn bụng do đầy hơi trướng bụng

Sử dụng siro phật thủ cho người đau quặn bụng do đầy hơi trướng bụng

Trà phật thủ

  • Nguyên liệu: 10g phật thủ, rửa sạch thái nhỏ.
  • Cách làm: Cho phật thủ hãm với nước sôi, uống thay nước chè ngày 1 lần.
  • Cách dùng: Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng, buồn nôn, nôn, co thắt tâm vị, đầy bụng và ợ hơi.

Trà phật thủ dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng

Trà phật thủ dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng

Tân lang trần bì tán

  • Nguyên liệu: Tân lang 12g, trần bì 6g.
  • Cách làm: Tán bột mịn 2 nguyên liệu trên, trộn với mật ong, liều lượng thích hợp.
  • Cách dùng: Ăn khi đói trong trường hợp bị ợ hơi, ợ chua.

Ăn tân lang trần bì tán trong trường hợp bị ợ hơi, ợ chua

Ăn tân lang trần bì tán trong trường hợp bị ợ hơi, ợ chua

Tim lợn hầm nga truật

  • Nguyên liệu: 1 cái tim lợn và 25g nga truật.
  • Cách làm: Làm sạch, thái lát tim lợn và nga truật. Hầm chín chung 2 nguyên liệu trên, thêm gia vị cho ăn.
  • Cách dùng: Sử dụng liên tục 1 đợt từ 5 - 7 ngày cho các trường hợp chướng bụng đầy tức, ăn không tiêu.

Tim lợn hầm nga truật được sử dụng trong trường hợp chướng bụng, ăn không tiêu

Tim lợn hầm nga truật được sử dụng trong trường hợp chướng bụng, ăn không tiêu.

Sản phẩm tương tự

Chỉ đường Hotline