Loãng xương với các triệu chứng như mỏi gối, đau lưng, chân tay tê lạnh và hơi co rút,... Theo y học cổ truyền, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương, cần sử dụng các bài thuốc dân gian trị loãng xương. Cụ thể là sử dụng các loại dược liệu để giúp bổ trợ cho tỳ, can, thận, tạng tăng cường sử dụng các khoáng chất giàu photpho, canxi, vitamin D giúp xương chắc khỏe.
Hoặc để lại SĐT để được tư vấn miễn phí
Các bài thuốc dân gian trị loãng xương được nhiều người tin tưởng, áp dụng bao gồm:
Nguyên liệu của bài thuốc này bao gồm 14g nhân sâm, 14g phục linh, 14g bạch thược, 14g xuyên khung, 14g đương quy, 14g hoàng kỳ, 14g tục đoạn, 20g thục địa, 12g bạch truật, 12g đỗ trọng, 6g nhục quế, 4g cam thảo. Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc bao gồm các nguyên liệu trên. Đây là bài thuốc có tác dụng mạnh gân xương, bổ huyết, thích hợp cho các đối tượng loãng xương, nhức mỏi tay chân, ăn uống kém.
Nguyên liệu cần chuẩn bị là 30g thục địa, 16g hoài sơn, 14g sơn thù, 14g đơn bị, 12g phục linh, 12g trạch tả. Sắc những vị thuốc này mỗi ngày 1 thang. Uống bài thuốc này giúp lợi gân cốt, bổ can, thận âm. Thích hợp cho người bị đau mỏi gối, thể chất gầy, đen, nóng nhiệt.
Nguyên liệu của bài thuốc này bao gồm 32g thục địa, 16g sơn thù, 16g hoài sơn, 16g thỏ ty tử, 16g đỗ trọng, 14g đương quy, 14g phục linh, 8g trạch tả, 4g nhục quế, 4g phụ tử chế. Sắc và uống các vị thuốc này mỗi ngày 1 thang, thích hợp cho người bị co rút chân tay, người bị đau lưng, mỏi gối.
Nguyên liệu gồm có 16g ngưu tất, 16g ngũ gia bì, 16g nam tục đoạn, 12g cẩu tích, 12g tang ký sinh, 12g tần giao, 12g cam thảo, 10g đỗ trọng, 10g dâm dương hoắc, 10g đại tào, 10g quế. Sắc các nguyên liệu kể trên với nước, chia làm 3 phần, uống trong ngày giúp hỗ trợ trị loãng xương.
Nguyên liệu bài thuốc gồm có 12g bạch truật, 12g hoài sơn, 12g bạch linh, 12g đảng sâm, 10g cam thảo, 10g đương quy, 10g hoàng kỳ. Sắc các nguyên liệu này với nước, chia 2 phần uống trong ngày, uống sau ăn 30 phút. Đây là bài thuốc hỗ trợ trị loãng xương do nguyên nhân tỳ vị hư nhược. Người bệnh sẽ gặp triệu chứng như ngại vận động, chướng bụng, chóng mặt, đau mỏi tứ chi, mạch yếu, lưỡi nhạt màu, có rêu lưỡi trắng.
Bài thuốc này hỗ trợ trị thể can thận âm hư và phong thấp xâm nhập. Nguyên nhân đến từ việc cơ thể bị lão hóa, gan thận âm suy giảm, điều này sẽ làm cho sức đề kháng bị suy yếu. Gió ẩm sẽ nhân cơ hội này xâm nhập vào trong cơ thể, tụ lại ở gân cốt, dẫn tới khí huyết ngưng trệ. Từ đó sẽ làm cho xương khớp bị đau nhức và tăng tình trạng loãng xương.
Đối với bài thuốc này cần chuẩn bị 15g thục địa, 15g đẳng sâm, 15g ngưu tất, 15g phòng phong, 15g đỗ trọng, 15g tang ký sinh, 15g xuyên khung, 12g bạch linh, 10g quế chi, 10g bạch thược, 8g tế tân, 8g độc hoạt, 8g tần giao. Sắc các nguyên liệu vừa liệt kê ở trên với nước, sau đó chia làm 2 lần và uống trong ngày, uống sau ăn 30 phút.
Khi khí huyết bên trong cơ thể không được lưu thông như bình thường chúng sẽ tụ lại tại các khớp và gây tình trạng đau nhức. Bài thuốc sau đây sẽ hỗ trợ điều trị tình trạng này.
Cần chuẩn bị 20g tô mộc, 16g hoàng kỳ, 12g xuyên khung, 12g huyết đằng, 12g tục đoạn, 12g phòng sâm, 12g bạch truật, 12g xạ tiền, 12g cam thảo, 12g hương phụ tử chế, 10g hồng hoa, 10g ngải diệp, 10g trần bì, 10g uất kim. Sắc các dược liệu này với nước, chia 3 phần và uống trong ngày.
Một vài lưu ý bạn cần thực hiện khi sử dụng bài thuốc dân gian trị loãng xương bao gồm:
Theo các chuyên gia, để phòng chống tình trạng loãng xương hiệu quả, bạn cần thực hiện:
Bài viết trên vừa chia sẻ bài thuốc dân gian trị loãng xương cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này. Lưu ý rằng loãng xương có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Vì thế, hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên để nâng cao đề kháng cơ thể nhé!